Phong Thủy là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều người. Nó thường được hiểu là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông Phương cổ, dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm dương ngũ hành.
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì sự xuất hiện của Phong Thủy cũng gần hết chiều dài lịch sử đó. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ viết được viết trên mai rùa, xương thú) hay các thành ngữ trong dân gian như “Trạch địa nhi cư” (Chọn đất mà ở), “Cận thủy hướng dương” (Gần nước hướng về mặt trời).
Sử sách khi viết về xe chỉ Nam (la bàn cổ) có từ thời thượng cổ cũng chỉ ra được những thành tựu của con người trong việc xác định phương hướng địa bàn.
Phong Thủy đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của các quốc gia phương Đông như hoạch định những khu kinh thành sầm uất náo nhiệt hay những cung điện nguy nga, tráng lệ. Tính hiệu quả của Phong Thủy trong xã hội Đông phương là không thể phủ nhận.
Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học Phong Thủy ngày càng thịnh vượng
Phong Thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kỹ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Nó có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, quy định về các yếu tố địa lý, khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể.
Để nói về các trường phái, Phong Thủy chia thành hai nhóm chính gồm: trường phái hình thế và trường phái lý khí. Mỗi trường phái lại chia thành các tiểu phái khác nhau.
Hình thế chia thành: loan đầu, hình tượng và hình pháp. Lý khí chia thành: tứ trụ, mệnh lý, huyền không, bát trạch, phiên quái, tam hợp, tinh túc và tam yếu. Ngoài ra còn có các tiểu phái như: bùa chú, cảm xạ và nhãn lực. Trong đó, có 4 trường phái Phong Thủy thịnh hành, đó là:
Trường phái Bát Trạch: Nghiên cứu dựa trên tương tác của từ trường trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người.
Trường phái Loan Đầu: Nghiên cứu dựa trên tương tác của cảnh quan môi trường thiên nhiên lên quanh khu nhà.
Trường phái Dương trạch Tam yếu: Nghiên cứu dựa trên tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường và con người.
Trường phái Huyền Không: Nghiên cứu dựa trên tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu không gian của Thái dương hệ.
Phần lớn các nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy là trong lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng
Sự thiếu hụt các tài liệu nghiên cứu khoa học về Phong Thủy trong một thời gian dài, cùng với những thành kiến duy ý chí về nó hay thậm chí do cách giải thích thiếu hiểu biết, muốn thần thánh hóa, làm thần bí phức tạp thêm đã biến Phong Thủy thành một thứ bí ẩn, thậm chí bị coi là một thứ mê tín dị đoan.
Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong Thủy là một đối tượng nghiên cứu khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về Phong Thủy.
Hiện nay có một số môn học rất gần với Phong Thủy đã được nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm của hầu hết các trường đại học đào tạo về kiến trúc và xây dựng, đó là môn “Vật lý Kiến trúc”, “Thiết kế nội ngoại thất cho công trình và nhà ở”…
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội lần đầu tiên từ năm 2008 đã được phép dạy môn “Phong Thủy đại cương” cho các lớp đào tạo ngắn hạn chuyên ngành “Kinh doanh Bất động sản”. Trường cũng đề xuất cho phép dạy sinh viên ngành Kiến trúc – Quy hoạch môn Phong Thủy, như một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Hay Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng cũng đã giảng dạy môn Phong Thủy trong chương trình đào tạo Kiến trúc sư.
Ở đất nước có nền kinh tế, kỹ thuật phát triển đứng hàng đầu trên thế giới như Mỹ, nơi mà dường như chỉ biết đến kiến trúc hiện đại, nhưng đâu đó chúng ta cũng thấy được những công trình tầm quốc gia mang những yếu tố tốt lành về Phong Thủy.
Phần lớn cấu trúc của Nhà Trắng được ẩn dưới mặt đất
Tại buổi hội thảo khoa học bàn về Phong Thủy trong kiến trúc và xây dựng diễn ra năm 2009, Kiến trúc sư Phạm Cương – Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội cũng đã phân tích về tính ứng dụng của Phong Thủy tại công trình Nhà Trắng của Mỹ.
Cụ thể, vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỷ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong Thủy Loan đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới.
Còn tại Phương Đông, Singapore là một nước rất phát triển cả về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhưng không vì thế mà vấn đề Phong Thủy bị xem nhẹ. Chẳng hạn như công trình Dinh thự Tổng thống Singapore (tòa nhà Istana) đã được thiết kế khá chuẩn mực dưới góc độ Phong Thủy.
Hình ảnh Dinh thự Tổng thống Singapore nhìn từ trên cao
Nhìn từ trên cao, người ta sẽ nhận thấy tòa nhà được thiết kế theo dạng hình chữ T (Theo cách gọi cổ là dạng nhà hình chữ Đinh). Với hình thể này, chúng ta có thể hình tượng ra hình ảnh một con triện và người đưa ra ý tưởng thiết kế đã thêm vào trước mặt con triện đó một vườn hoa hình tròn để tạo nên một con dấu.
Như vậy là đã hoàn thành một chỉnh thể triện và dấu đi cặp với nhau. Những gì diễn ra trên chính trường thế giới đã cho thấy Singapore là đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn
Ở Việt Nam, công trình Dinh Độc lập cũng được thiết kế hình tượng con triện và con dấu, nhưng lại phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong Thủy, khiến chủ nhân của công trình không được thịnh vượng lâu dài.
Hình ảnh Dinh Độc lập nhìn từ trên cao
Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học Phong Thủy ngày càng thịnh vượng. Xu hướng ứng dụng Phong Thủy trong mọi lĩnh vực ngày càng nhiều, từ việc xây dựng nhà cửa, tu tạo lăng mộ cho đến các xưởng sản xuất, văn phòng làm việc hay cơ quan hành chính.
Với nhiều người, yếu tố Phong Thủy là rất quan trọng khi thực hiện xây mới hoặc sửa chữa lại một ngôi nhà. Và trong Phong Thủy, thang máy được ví như một “trụ kim long” có thể mang lại những điều tốt đẹp cũng như những điều không may khi đặt sai vị trí.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, khi hoạt động, thang máy còn tạo ra tiếng ồn nhất định. Điều này ít nhiều sẽ tác động tới sức khỏe và tinh thần của gia chủ. Bởi thế, việc lắp đặt thang máy theo hướng nào, vị trí nào để vừa đạt yếu tố thẩm mỹ nhưng vẫn phù hợp với khoa học Phong Thủy là điều mà gia chủ cần lưu ý.
Yếu tố phong thủy khi lắp đặt thang máy cần được đưa vào một cách có chừng mực, phù hợp, đảm bảo hài hoà với điều kiện thực tế của ngôi nhà
Lựa chọn màu sắc thang máy theo Ngũ hành hợp với cung mệnh của gia chủ cũng là điều cần phải lưu ý. Chẳng hạn như, gạch lát nền thang máy, nếu phối màu theo âm dương thì giữa màu dương (đỏ, trắng,…) còn xung quanh là màu âm (đen, xám,…) có nghĩa là dương trong âm thì vạn vật sinh trưởng, còn ngược lại thì âm trong dương tất yếu sẽ chết.
Còn về kích thước của cửa thang máy, cabin thang máy rộng, cao, dài thế nào để đạt được toàn cục tốt cho gia chủ cũng là một vấn đề lớn.
Tựu chung, một nhà triết học người Đức Immanuel Kant từng viết: “Cái gì có lý chưa chắc đã tồn tại, nhưng cái gì đã tồn tại thì phải có lý”. Phong Thủy là một trường hợp như vậy.
Qua những ứng dụng Phong Thủy tại các công trình kiến trúc từ Đông phương tới Tây phương, ta có thể thấy những ảnh hưởng của Phong Thủy là không thể xem nhẹ vì thế khi xây dựng, thiết kế công trình hay sửa nhà, lắp đặt thang máy thì Phong Thủy cũng không nên bỏ qua.