Stairlift là một dạng thang máy cầu thang được thiết kế hướng tới đối tượng là người lớn tuổi, người có vấn đề về xương khớp hoặc người khuyết tật, trẻ nhỏ.
Với cấu tạo đặc biệt theo dạng một chiếc ghế tựa và lắp dọc theo lan can cầu thang bộ, kiểu ghế thang máy này được ưa chuộng áp dụng cho những công trình nhà cũ, diện tích hẹp bởi không cần cải tạo nhiều, không chiếm nhiều không gian.
Ngoài thiết kế dạng ghế như trên, stairlift còn có thiết kế dạng sàn để đứng hoặc chứa xe lăn. Đặc điểm chung là vị trí ghế và sàn này đều có thể gấp khúc tự động khi không có người sử dụng giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời được sản xuất phù hợp theo từng dạng cầu thang bộ như nâng thẳng, nâng hình xoăn ốc hoặc lắp ngoài trời.
Cơ chế hoạt động của loại thang này là phần ghế hoặc sàn được gắn cố định trên một trục nâng và di chuyển trên một hành trình cố định, thường là quãng đường ngắn tương đương 1 tầng cầu thang.
Thang ghế di chuyển dọc theo lan can cầu thang bộ
Thang stairlift sàn nâng theo phương thẳng đứng thường áp dụng với người sử dụng xe lăn
Stairlift được coi là thiết bị dễ sử dụng dựa trên cơ chế hoạt động đơn giản, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Do đó, việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong quá trình sử dụng stairlift là vô cùng quan trọng, bao gồm:
– Vào và ra an toàn: Người dùng cần thận trọng khi vào và ra khỏi stairlift, đảm bảo rằng thang máy đang trong trạng thái hoàn toàn đứng yên và được cố định chắc chắn trước khi lên hoặc xuống.
Cần đảm bảo cách thức vào và ra stairlift cẩn thận và an toàn
– Chỗ ngồi/đứng thích hợp: Điều quan trọng là phải đảm bảo vị trí ngồi hoặc đứng an toàn. Nếu là thang dạng ghế, cần đảm bảo rằng tư thế ngồi ngay ngắn, thắt chặt mọi dây đai an toàn được cung cấp để tăng cường bảo vệ. Còn với thang dạng sàn nâng, cần đứng hoặc di chuyển xe lăn vào đúng vùng trung tâm của sàn, tránh cơ thể lệch ra ngoài buồng thang.
Đảm bảo vị trí ngồi/đứng hoặc dừng xe lăn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển bằng stairlift
Ngồi ngăn ngắn và thắt chặt mọi dây đai an toàn giúp tránh các sự cố trong quá trình di chuyển bằng stairlift ở thang dạng ghế
– Tuân thủ nguyên tắc về tải trọng: Việc duy trì trong giới hạn trọng lượng do nhà sản xuất stairlift khuyến nghị là rất quan trọng, vì việc nâng ghế quá tải có thể ảnh hưởng đến độ ổn định và độ an toàn.
– Bảo trì định kỳ: Kiểm tra bảo trì theo lịch trình thường xuyên là điều tối quan trọng để đảm bảo hiệu suất cao nhất của thang máy. Những kỳ kiểm tra bảo trì này cần bao gồm việc kiểm tra kỹ lưỡng cả các bộ phận cơ khí và tính năng an toàn.
Việc bảo trì thang máy stairlift cần thực hiện định kỳ để đảm bảo chất lượng vận hành của thiết bị
– Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp: Cần phải làm quen với nút dừng khẩn cấp của stairlift. Hiểu rõ và thành thạo cách vận hành tính năng quan trọng này có thể là chìa khóa để ứng phó khẩn cấp nhanh chóng và ngăn ngừa tai nạn.
Nắm chắc cách sử dụng nút dừng khẩn cấp để chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ là điều cần thiết, giúp người dùng tránh được nhiều mối nguy hiểm
– Sử dụng nguồn điện đầu ra 24V/2A: Do hệ thống điều khiển bằng diện của thang stairlift được lắp đặt ngay trên ghế hoặc sàn nâng của thang, do đó, nguyên tắc sử dụng nguồn điện 24V/2A nhằm đảm bảo sự an toàn của người dùng trong tình huống xảy ra sự cố về điện. Nguồn điện 24V/2A vừa đảm bảo hoạt động vận hành của thang, vừa đảm bảo cường lực dòng điện không quá lớn để ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Có thể thấy, các nguyên tắc an toàn trên có sự tương đồng với thang máy nói chung trong quá trình sử dụng, chỉ có những khác biệt nhỏ về thiết kế của thang máy. Đặc biệt, đối tượng sử dụng của loại thang máy stairlift này thường là người già, người có vấn đề về xương khớp hoặc người khuyết tật, do đó, người thân cần hỗ trợ và hướng dẫn về các thao tác. Việc này nhằm đảm bảo người dùng nhận biết cách sử dụng và đề phòng các tình huống khẩn cấp.